
Phạm Vĩnh Lộc
Cộng tác viên
Phạm Vĩnh Lộc
Cộng tác viên
Đại Chiến Constantinople - Kỳ 2: Ngày Tận Thế Đến Từ Phương Đông
Đăng lúc:
1751856519000
Trong:
Lịch sử
<div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/faa77455aec77d2f0f7e1eeb10305d12ac00889f4118f8cbeae91682f0729cbc.png"alt="image.png"style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>“<i>Bọn Hy Lạp đần độn. Ba cái quỷ kế cũ rích đó ta biết hết. Sultan trước còn hiền chứ Sultan hiện tại không dễ chơi đâu. Đừng có giỡn mặt với ông ta</i>”</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Loukas Notaras cầm bức thư bí mật do Halil Pasha gửi vào Constantinople mà tay run run. Đại Tể tướng cảnh báo cho họ biết thả Orhan ra là một kế hoạch tồi và việc triều đình Byzantine bỏ tiến cống cho Ottoman là cái cớ hoàn hảo để Sultan phát động cuộc xâm lăng.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Trong buổi thiết triều, vua Constantine hỏi sứ giả:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Giáo hoàng đồng ý giúp Constantinople chứ?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Ngài ta lực bất tòng tâm. </p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Ta cũng đoán được.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Nhà vua bóp trán. Cầu viện Giáo hoàng và phương Tây là điều cuối cùng ông nghĩ đến. Kể từ ngày Đại ly giáo (1054) xảy ra, khiến cho Công giáo La Mã và Chính thống giáo chia đôi con đường, mối quan hệ giữa Byzantine và phương Tây luôn căng thẳng.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đặc biệt trong lần Thập tự chinh thứ 4 (1204), quân Kitô đã tràn vào kinh đô Byzantine như bầy ong vỡ tổ. Đây là lần duy nhất Constantinople thất thủ và cũng là sự kiện tồi tệ nhất từ khi thành lập Đông La Mã. </p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đại công tước Loukas Notaras phản đối:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Phải nhờ đến Công giáo là hỏng rồi. Năm xưa quân Thập tự tràn vào thành cướp phá, Constantinople không còn cái nịt. Thần thà nhìn khăn quấn của bọn Thổ Ottoman còn hơn thấy nón Hồng y Công giáo trong thành này!</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Loukas Notaras là người giàu có nhất Constantinople, hẳn nhiên ông ta không hề muốn chiến tranh xảy ra. Dù vậy, Notaras quyết liệt phản đối việc cầu viện các nước Công giáo. Ông ta cho rằng mời họ đến Constantinople đánh Ottoman không khác gì “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”. Tình thế phải bi đát lắm vua Constantine mới nghĩ như vậy. Thế nhưng lần này phương Tây cũng án binh bất động luôn. Anh và Pháp mệt mỏi sau chiến tranh trăm năm. Tây Ban Nha đang quần thảo với quân Hồi giáo để chiếm lại bán đảo Iberia. Tất cả đều nhà bao việc, không ai rảnh giúp Byzantine. </p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Chưa kể, quyền lực của Giáo hoàng lên những nước này cũng không còn đủ mạnh như xưa. Chính vì vậy, những thứ tốt nhất vua Constantine nhận được chỉ là vài chiếc tàu từ Venice cùng khoảng 1000 lính đánh thuê do chiến binh Genoa tên Giovanni Giustiniani dẫn đầu. So với lực lượng Ottoman thì giống như muối bỏ bể.</p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/ba3b496918c7604788f996b25a008886eb1f11e2378ece08e0eab7b5499bcc6f.png"alt="image.png"style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Giustiniani, ông có tự tin đẩy lùi được quân Thổ không?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Bệ hạ cứ để thần toàn quyền quyết định là được.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Giustiniani sánh bước cùng Constantine chậm rãi đi bộ dọc theo bức tường thành Theodosia, quan sát địa thế nhằm bố trí phòng thủ hiệu quả. Thành phố này được xây dựng để trở thành trung tâm thế giới. Nó lớn hơn 20 lần so với Paris hay London cùng thời. Vào thời điểm Ottoman xâm lăng, Constantinople vẫn to lớn, vẫn vững chãi, nhưng đã hoang vắng như một thành phố ma, nhiều chỗ còn dùng để làm ruộng. Chỉ còn 5 vạn cư dân cùng 7000 lính thủ thành hồi hộp chờ đợi cơn cuồng phong từ phương Đông giáng xuống.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Thành phố quá lớn để phòng thủ hết. Thần nghĩ chúng ta nên chia ra thủ những nơi hiểm yếu hơn là dàn trải khắp tường thành.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Giustiniani nhận định. Ông ta đưa mắt nhìn về vịnh Sừng Vàng:</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Bọn Ottoman nhất định không dám liều lĩnh tiến vào vịnh Sừng Vàng, ta có thể giảm bớt phòng thủ chỗ đó.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Nhưng ngày xưa quân Thập tự đã xâm nhập Constantinople từ hướng đó.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Hồi xưa khác, bây giờ khác. Chúng ta đã có kinh nghiệm. Mehmed cũng không ngu nướng hết thuỷ quân của hắn ở vịnh Sừng Vàng đâu.</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>- Vậy nên làm thế nào?</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Tập trung phòng thủ bức tường trên đất liền của Constantinople.</p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="https://lh7-rt.googleusercontent.com/docsz/AD_4nXdLsSUw-ztxfEAATO6K5N0Sguc5ttWR0pkWbGTd-bTl44PleG3DRzVdSPPBrTnskVEhhOKA4kVFDLjxpqNPOCHEmxRqgNgjoNRif9FH5cxXqNestfeAfCExK6nAdWKClYbOdrwiSsHsIQ4MckXCcSyb_pLy?key=rXjt2Txa_dnv7VHuTKYczA"alt=""style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Giustiniani chỉ về bức tường duy nhất che chắn cho kinh thành trên cạn. Mehmed sẽ tập trung đại quân của hắn ở đấy, không thể khác được. Hắn và quân Ottoman cũng sẽ quay đầu như chúa Hung Nô Attila ngày xưa mà thôi. Về cơ bản, Constantinople là một pháo đài gồm các tuyến phòng thủ như sau:</p></div><div class="block-wrapper" type="list"><ul list-style="unordered" class="list-items list-items-parent"><li class="list-item"><div class="item-content">Tuyến thứ nhất: Một con hào rộng 20m, sâu 10m, chạy dài 7km từ bờ biển bên này sang bờ biển bên kia. Con hào này thông với đường ống chạy vào tận trong thành. Ngay khi nhìn thấy giặc từ xa, nước sẽ từ các ống này chảy xuống đổ đầy hào. Một bên hào sẽ có bức tường cao 1,5m để che chắn cho cung thủ bắn hạ kẻ địch đang bơi lóp ngóp dưới nước.</div></li></ul></div><div class="block-wrapper" type="list"><ul list-style="unordered" class="list-items list-items-parent"><li class="list-item"><div class="item-content">Tuyến thứ hai: Giả sử kẻ địch có vượt qua được chiến hào đi nữa, cách đó 20m, chúng sẽ phải đối mặt tiếp với một bức tường kiên cố khác cao dày 2m và cao 9m. Ôi thôi, bao nhiêu gươm giáo, cung tên tha hồ xả xuống đầu. Đó là còon chưa nói đến lửa Hy Lạp. Thứ vũ khí đáng sợ đã thất truyền này hoạt động tương tự như bom napalm. Lửa cháy rất dữ và không thể dập được. Nhảy xuống nước nó vẫn cháy. Khi các bình đất sét chứa lửa Hy Lạp được tung ra từ máy bắn đá, cả một vùng chiến hào phía dưới sẽ biến thành hoả ngục, nướng chả quân thù hàng loạt. </div></li></ul></div><div class="block-wrapper" type="list"><ul list-style="unordered" class="list-items list-items-parent"><li class="list-item"><div class="item-content">Tuyến thứ ba: Đây là phòng tuyến cuối và cũng là thứ khiến cho Constantinople bất bại suốt hàng thế kỷ. Bức tường trong cùng dày 4m và cao 12m, đủ rộng cho bốn người dàn hàng ngang thoải mái. Chính vì thế nó cho phép quân phòng thủ có thể nhanh chóng di chuyển dọc theo tường thành để đến nơi cần thiết. Cho dù chúng có muốn đào hầm bên dưới đi nữa cũng rất khó để xuyên phá được độ dày của những bức tường Theodosia này.</div></li></ul></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Nếu không có vũ khí công thành hiệu quả, gần như là bó tay, không có cách nào hạ được Constantinople. Mỗi phần tường thành sẽ do một tướng lĩnh người Ý đảm trách, với Giustiniani làm chỉ huy. Trong khi đó, vua Constantine và đội Vệ Vương sẽ đóng tại cung điện Blachernae để yểm trợ. </p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Ngày 1 tháng 4 năm 1453, đại quân Ottoman đặt chân tới cửa ngõ kinh đô Byzantine. </p></div><div class="block-wrapper" type="image"><img src="/api/v1/media/83faddc8ef8f57b855e5bde4afa49809c2638816e466a58f63a6c97bd1876d5f.png"alt="image.png"style="max-width: 100%;"></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>---</p></div><div class="block-wrapper" type="paragraph"><p>Đón đọc kỳ 3.</p></div>